Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Phần trắc nghiệm của học phần Tin học (Dùng cho Sinh viên) KHÁI NIỆM CNTT; PHẦN CỨNG; MẠNG; VIRUS; MICROSOFT WORD, EXCEL, POWERPOINT WINDOWS ; INTERNET-EMAIL-

   


Phần trắc nghiệm của học phần Tin học (Dùng cho Sinh viên) KHÁI NIỆM CNTT; PHẦN CỨNG; MẠNG; VIRUS; MICROSOFT WORD,  EXCEL, POWERPOINT WINDOWS ; INTERNET-EMAIL-
                    

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP LÀM TRÒN SỐ TRONG MICROSOFT EXCEL Hàm Round( số cần làm tròn; N) ThS. Lê Văn Quang * 0912595654; 0943078123

 TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP LÀM TRÒN SỐ TRONG MICROSOFT EXCEL

Hàm Round( số cần làm tròn; N)

ThS. Lê Văn Quang * 0912595654; 0943078123


I. Công thức:

= Round( số cần làm tròn; N)

Trường hợp

1. Với N=0 làm tròn số lấy kết quả là một số không có phần thập phân

2. Với N>0 làm tròn số lấy kết quả là một số có N chữ số phần thập phân

Thí dụ:

= Round( 32.6759; 3)

Làm tròn số lấy kết quả là một số có N=3 chữ số phần thập phân, Kết quả 32.676

3. Với N<0

Thí dụ:

-Với N= -1  làm tròn đến hàng chục; = Round( 5326759; -1) cho kết quả 5326760

-Với N= -2  làm tròn đến hàng trăm; =Round( 5326759; -2) cho kết quả 5326800

-Với N= -3  làm tròn đến hàng nghìn; =Round( 5326759; -3) cho kết quả 5327000

-Với N= -4  làm tròn đến hàng chục nghìn; =Round( 5326759; -4) cho kết quả  5330000

-Với N=-5 làm tròn đến hàng triệu

-Với N=-6 làm tròn đến hàng chục triệu

-Với N=-7 làm tròn đến hàng trăm triệu

……

II. Giải thích các hàm Round làm tròn số trong MicroSoft Excel

1. Trường hợp N=0 ( số không)

Công thức:

= Round( số cần làm tròn; 0)

Ở bài viết này, sử dụng dấu chấm làm ngăn cách phần nguyên và phần thập phân

Trường hợp: Với N=0 làm tròn số lấy kết quả là một số không có phần thập phân

-Tính từ dấu chấm, Ta tách số đã cho thành 2 phần: phần nguyên và phần thập phân

- Phần thập phân của số, xét mình chữ số thứ nhất tính từ trái qua phải, các vị trí còn lại của phần thập phân ta cắt bỏ

-Nếu chữ số vị trí thứ nhất lớn hơn hoặc bằng 5 thì phần nguyên của số được cộng thêm 1

-Nếu chữ số vị trí thứ nhất nhỏ hơn 5 thì phần nguyên của số được giữ nguyên

Thí dụ:  

=Round( 149.698765; 0)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 698765; phần nguyên của số là: 149

-Lấy vị trí thứ nhất của phần thập phân ( tính từ trái qua phải là chữ số 6, Các vị trí còn lại cắt bỏ

-So sánh chữ số vị trí thứ nhất của phần thập phần là chữ số 6 lớn hơn 5 (6>5)

Nên phần nguyên được cộng thêm 1 tức là 149+1=150

Kết quả

 =Round( 149.698765; 0) cho kết quả 150

Thí dụ: 

=Round( 149.498765; 0)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 498765; phần nguyên của số là: 149

-Lấy vị trí thứ nhất của phần thập phân ( tính từ trái qua phải là chữ số 4, Các vị trí còn lại cắt bỏ

-So sánh chữ số vị trí thứ nhất của phần thập phần là chữ số 4 lớn hơn 5 (4<5)

Nên phần nguyên được giữ nguyên là 149

Kết quả

 =Round( 149.498765; 0) cho kết quả 149

--------------------------------------------------------------------------

 

2. Trường hợp N>0 ( N tự nhiên dương)

Công thức:

= Round( số cần làm tròn; N)

Ở bài viết này, sử dụng dấu chấm làm ngăn cách phần nguyên và phần thập phân

Trường hợp: Với N>0 làm tròn số lấy kết quả là một số có N chữ số phần thập phân

-Tính từ dấu chấm, Ta tách số đã cho thành 2 phần: phần nguyên và phần thập phân

- Phần thập phân của số gồm N+1 chữ số thập phân tính từ vị trí thứ nhất trái qua phải đến vị trí thứ N+1 các vị trí còn lại của phần thập phân ta cắt bỏ

Thí dụ: N=3 là làm tròn số với 3 chữ số thập phân, nên lấy 4 chữ số thập phân của phần thập phân tính từ trái qua phải, các vị trí còn lại cắt bỏ

Nguyên tắc làm tròn:

Xét vị trí cuối cùng là vị trí thứ N+1 trong phần thập phân; Nếu chữ số này lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số liền kề bên tay trái được cộng thêm 1 và nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì chữ số liền kề bên tay trái được giữ nguyên ( hiểu như qui tắc làm tròn trong Toán học)

Lưu ý: Chữ số vị trí N mà được cộng thêm 1 để có kết quả là 10 thì vị trí liền kề bên trái vị trí N được cộng thêm 1; nguyên tắc này áp dụng khi vị trí 1 được cộng thêm thành 10 thì số phần nguyên được cộng thêm 1

Thí dụ: Làm tròn với 3 chữ số thập phân

=Round( 138. 473859; 3)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 473859; phần nguyên của số là: 138

-Lấy 4 chữ số thập phân là: 473Các vị trí còn lại cắt bỏ

-Xét chữ cuối cùng là chữ số 8>5 nên chữ số 3 liền kề bên trái được cộng thêm 1 thành 4

Vậy kết quả làm tròn: =Round( 138. 473859; 3)= 138.474

Thí dụ: Làm tròn với 2 chữ số thập phân

=Round( 1.897; 2)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 897; phần nguyên của số là: 1

-Lấy 3 chữ số thập phân là: 897 Các vị trí còn lại cắt bỏ

-Xét chữ cuối cùng là chữ số 7>5 nên chữ số 9 liền kề bên trái được cộng thêm 1 thành 10

suy ra chữ số 8 vị trí liền kề sau vị trí chữ số 9 được cộng thêm 1 cho kết quả là 1,90

Vậy kết quả làm tròn: =Round( 1.897; 2)=1,90

Thí dụ: Làm tròn với 2 chữ số thập phân

=Round( 1.997; 2)=2.00

-----------------------------------------------------------------------

2. Trường hợp N<0 ( N là số âm)

Công thức:

= Round( số cần làm tròn; N)

-Với N= -1  làm tròn đến hàng chục;

Ta xét chữ số hàng đơn vị, nếu chữ số hàng đơn vị lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng chục được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng đơn vị nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng chục được giữ nguyên

Với N= -2  làm tròn đến hàng trăm;

Ta xét chữ số hàng chục, nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng trăm được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng trăm được giữ nguyên

-Với N= -3  làm tròn đến hàng nghìn;

Ta xét chữ số hàng trăm, nếu chữ số hàng trăm lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng nghìn được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng trăm nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng nghìn được giữ nguyên

-Với N= -4  làm tròn đến hàng chục nghìn;

Ta xét chữ số hàng nghìn, nếu chữ số hàng nghìn lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng chục nghìn được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng nghìn nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng chục nghìn được giữ nguyên

Thí dụ: Dân số của tỉnh là 1893521 người để dễ nhớ người ta làm tròn đến hàng chục nghìn

Xét chữ số hàng nghìn là chữ số 3 nhỏ hơn 5 nên chữ số hàng chục nghìn là chữ số 9 được giữ nguyên, sử dùng hàm

=Round(1893521; -4)=1890000 khi đó người ta nói dân số của tỉnh là 1 triệu 8 trăm chín mươi ngàn; dễ nhớ hơn

Thí dụ:

 Doanh thu của tháng này là 1983521 vnđ để dễ nhớ người ta làm tròn đến hàng trăm nghìn

Xét chữ số hàng chục nghìn là chữ số 8 lớn hơn 5 nên chữ số hàng trăm nghìn là chữ số 9 được cộng thêm 1 thành 10 Vậy viết 0 nhớ 1 sang chữ số hàng triệu, sử dùng hàm

=Round(1983521; -5)=2000000 khi đó người ta nói doanh thu của tháng này là 2 triệu vnđ; dễ nhớ hơn nhớ 1893521 vnđ

-------------------------------------------