Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Phần trắc nghiệm của học phần Tin học (Dùng cho Sinh viên) KHÁI NIỆM CNTT; PHẦN CỨNG; MẠNG; VIRUS; MICROSOFT WORD, EXCEL, POWERPOINT WINDOWS ; INTERNET-EMAIL-

   


Phần trắc nghiệm của học phần Tin học (Dùng cho Sinh viên) KHÁI NIỆM CNTT; PHẦN CỨNG; MẠNG; VIRUS; MICROSOFT WORD,  EXCEL, POWERPOINT WINDOWS ; INTERNET-EMAIL-
                    

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP LÀM TRÒN SỐ TRONG MICROSOFT EXCEL Hàm Round( số cần làm tròn; N) ThS. Lê Văn Quang * 0912595654; 0943078123

 TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP LÀM TRÒN SỐ TRONG MICROSOFT EXCEL

Hàm Round( số cần làm tròn; N)

ThS. Lê Văn Quang * 0912595654; 0943078123


I. Công thức:

= Round( số cần làm tròn; N)

Trường hợp

1. Với N=0 làm tròn số lấy kết quả là một số không có phần thập phân

2. Với N>0 làm tròn số lấy kết quả là một số có N chữ số phần thập phân

Thí dụ:

= Round( 32.6759; 3)

Làm tròn số lấy kết quả là một số có N=3 chữ số phần thập phân, Kết quả 32.676

3. Với N<0

Thí dụ:

-Với N= -1  làm tròn đến hàng chục; = Round( 5326759; -1) cho kết quả 5326760

-Với N= -2  làm tròn đến hàng trăm; =Round( 5326759; -2) cho kết quả 5326800

-Với N= -3  làm tròn đến hàng nghìn; =Round( 5326759; -3) cho kết quả 5327000

-Với N= -4  làm tròn đến hàng chục nghìn; =Round( 5326759; -4) cho kết quả  5330000

-Với N=-5 làm tròn đến hàng triệu

-Với N=-6 làm tròn đến hàng chục triệu

-Với N=-7 làm tròn đến hàng trăm triệu

……

II. Giải thích các hàm Round làm tròn số trong MicroSoft Excel

1. Trường hợp N=0 ( số không)

Công thức:

= Round( số cần làm tròn; 0)

Ở bài viết này, sử dụng dấu chấm làm ngăn cách phần nguyên và phần thập phân

Trường hợp: Với N=0 làm tròn số lấy kết quả là một số không có phần thập phân

-Tính từ dấu chấm, Ta tách số đã cho thành 2 phần: phần nguyên và phần thập phân

- Phần thập phân của số, xét mình chữ số thứ nhất tính từ trái qua phải, các vị trí còn lại của phần thập phân ta cắt bỏ

-Nếu chữ số vị trí thứ nhất lớn hơn hoặc bằng 5 thì phần nguyên của số được cộng thêm 1

-Nếu chữ số vị trí thứ nhất nhỏ hơn 5 thì phần nguyên của số được giữ nguyên

Thí dụ:  

=Round( 149.698765; 0)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 698765; phần nguyên của số là: 149

-Lấy vị trí thứ nhất của phần thập phân ( tính từ trái qua phải là chữ số 6, Các vị trí còn lại cắt bỏ

-So sánh chữ số vị trí thứ nhất của phần thập phần là chữ số 6 lớn hơn 5 (6>5)

Nên phần nguyên được cộng thêm 1 tức là 149+1=150

Kết quả

 =Round( 149.698765; 0) cho kết quả 150

Thí dụ: 

=Round( 149.498765; 0)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 498765; phần nguyên của số là: 149

-Lấy vị trí thứ nhất của phần thập phân ( tính từ trái qua phải là chữ số 4, Các vị trí còn lại cắt bỏ

-So sánh chữ số vị trí thứ nhất của phần thập phần là chữ số 4 lớn hơn 5 (4<5)

Nên phần nguyên được giữ nguyên là 149

Kết quả

 =Round( 149.498765; 0) cho kết quả 149

--------------------------------------------------------------------------

 

2. Trường hợp N>0 ( N tự nhiên dương)

Công thức:

= Round( số cần làm tròn; N)

Ở bài viết này, sử dụng dấu chấm làm ngăn cách phần nguyên và phần thập phân

Trường hợp: Với N>0 làm tròn số lấy kết quả là một số có N chữ số phần thập phân

-Tính từ dấu chấm, Ta tách số đã cho thành 2 phần: phần nguyên và phần thập phân

- Phần thập phân của số gồm N+1 chữ số thập phân tính từ vị trí thứ nhất trái qua phải đến vị trí thứ N+1 các vị trí còn lại của phần thập phân ta cắt bỏ

Thí dụ: N=3 là làm tròn số với 3 chữ số thập phân, nên lấy 4 chữ số thập phân của phần thập phân tính từ trái qua phải, các vị trí còn lại cắt bỏ

Nguyên tắc làm tròn:

Xét vị trí cuối cùng là vị trí thứ N+1 trong phần thập phân; Nếu chữ số này lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số liền kề bên tay trái được cộng thêm 1 và nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì chữ số liền kề bên tay trái được giữ nguyên ( hiểu như qui tắc làm tròn trong Toán học)

Lưu ý: Chữ số vị trí N mà được cộng thêm 1 để có kết quả là 10 thì vị trí liền kề bên trái vị trí N được cộng thêm 1; nguyên tắc này áp dụng khi vị trí 1 được cộng thêm thành 10 thì số phần nguyên được cộng thêm 1

Thí dụ: Làm tròn với 3 chữ số thập phân

=Round( 138. 473859; 3)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 473859; phần nguyên của số là: 138

-Lấy 4 chữ số thập phân là: 473Các vị trí còn lại cắt bỏ

-Xét chữ cuối cùng là chữ số 8>5 nên chữ số 3 liền kề bên trái được cộng thêm 1 thành 4

Vậy kết quả làm tròn: =Round( 138. 473859; 3)= 138.474

Thí dụ: Làm tròn với 2 chữ số thập phân

=Round( 1.897; 2)

-Tính từ dấu chấm ta có phần thập phân của số là: 897; phần nguyên của số là: 1

-Lấy 3 chữ số thập phân là: 897 Các vị trí còn lại cắt bỏ

-Xét chữ cuối cùng là chữ số 7>5 nên chữ số 9 liền kề bên trái được cộng thêm 1 thành 10

suy ra chữ số 8 vị trí liền kề sau vị trí chữ số 9 được cộng thêm 1 cho kết quả là 1,90

Vậy kết quả làm tròn: =Round( 1.897; 2)=1,90

Thí dụ: Làm tròn với 2 chữ số thập phân

=Round( 1.997; 2)=2.00

-----------------------------------------------------------------------

2. Trường hợp N<0 ( N là số âm)

Công thức:

= Round( số cần làm tròn; N)

-Với N= -1  làm tròn đến hàng chục;

Ta xét chữ số hàng đơn vị, nếu chữ số hàng đơn vị lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng chục được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng đơn vị nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng chục được giữ nguyên

Với N= -2  làm tròn đến hàng trăm;

Ta xét chữ số hàng chục, nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng trăm được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng trăm được giữ nguyên

-Với N= -3  làm tròn đến hàng nghìn;

Ta xét chữ số hàng trăm, nếu chữ số hàng trăm lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng nghìn được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng trăm nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng nghìn được giữ nguyên

-Với N= -4  làm tròn đến hàng chục nghìn;

Ta xét chữ số hàng nghìn, nếu chữ số hàng nghìn lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số hàng chục nghìn được cộng thêm 1, nếu chữ số hàng nghìn nhỏ hơn 5 thì chữ số hàng chục nghìn được giữ nguyên

Thí dụ: Dân số của tỉnh là 1893521 người để dễ nhớ người ta làm tròn đến hàng chục nghìn

Xét chữ số hàng nghìn là chữ số 3 nhỏ hơn 5 nên chữ số hàng chục nghìn là chữ số 9 được giữ nguyên, sử dùng hàm

=Round(1893521; -4)=1890000 khi đó người ta nói dân số của tỉnh là 1 triệu 8 trăm chín mươi ngàn; dễ nhớ hơn

Thí dụ:

 Doanh thu của tháng này là 1983521 vnđ để dễ nhớ người ta làm tròn đến hàng trăm nghìn

Xét chữ số hàng chục nghìn là chữ số 8 lớn hơn 5 nên chữ số hàng trăm nghìn là chữ số 9 được cộng thêm 1 thành 10 Vậy viết 0 nhớ 1 sang chữ số hàng triệu, sử dùng hàm

=Round(1983521; -5)=2000000 khi đó người ta nói doanh thu của tháng này là 2 triệu vnđ; dễ nhớ hơn nhớ 1893521 vnđ

-------------------------------------------

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

LUẬT, NGHỊ ĐINH, THÔNG TƯ, QUI ĐỊNH, NGHỊ QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH, KẾ HOẠCH, NÂNG NGẠCH, THĂNG HẠNG

 LUẬT, NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ, QUI ĐỊNH, NGHỊ QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH, KẾ HOẠCH, NÂNG NGẠCH, THĂNG HẠNG- MÔN KIẾN THỨC CHUNG, TIẾNG ANH, TIN HỌC

XEM VIDEO
1- Hiến pháp 2013

2- Nghị định 90/2020/NĐ-CP; 13/8/2020


3- Tiếng Anh


Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC VIÊN HỌC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KIẾN THỨC CHUNG, MÔN TIẾNG ANH, MÔN TIN HỌC, ÔN TẬP DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC; NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC, THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC

 PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC VIÊN HỌC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM  MÔN KIẾN THỨC CHUNG, MÔN TIẾNG ANH, MÔN TIN HỌC, ÔN TẬP DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC; NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC, THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC

*****